Contact information

Trụ Sở Chính: 46/33 Nhiêu Tứ, Phường 7, Phú Nhuận, HCM Địa điểm kinh doanh: 115/21 Phạm Đình Hổ, Phường 6, Quận 6, TP Hồ Chí Minh

We are available 24/ 7. Call Now. (+84) 0901866679 028 62765799 Contact@bakco.com.vn

Hệ thống điện nhẹ còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage System) là tổ hợp của các hệ thống và thiết bị công nghệ cao, được phát triển và nâng cấp theo mục đích, công năng và sự tiện ích cho người sử dụng. Hệ thống điện nhẹ chiếm tỉ trọng không quá lớn (10-20% giá trị dự án), nhưng lại có thể quyết định đẳng cấp chất lượng của một công trình. Một công trình xây dựng được chia ra thành hai phần là phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Phần cơ điện gồm rất nhiều các hệ thống liên quan với nhau để tạo thành một khối hoạt động hoàn chỉnh cho công trình. Một trong các hệ thống quan trọng đó chính là hệ thống điện nhẹ.

Các ứng dụng của hệ thống ELV là rất lớn và nhiều. Tùy thuộc vào quy mô công trình cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, mà sẽ có các hệ thống cơ bản cho nền tảng thông tin liên lạc và bảo vệ & bảo mật cho công trình, DST cung cấp các giải pháp điện nhẹ cơ bản như sau:

  1. Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS/BAS – Building Management System/Building Automation System) Hệ thống quản lý toà nhà (BMS) là hệ thống toàn diện thực hiện điều khiển, giám sát mọi hệ thống kỹ thuật, nhiều thiết bị cơ điện khác nhau trong toà nhà. Các yêu cầu về giải pháp của các nhà đầu tư hoàn toàn được đáp ứng về các tính năng tự động điều khiển đến từng hệ thống cơ-điện trong toà nhà:
  • Hệ thống điều hoà không khí
  • Hệ thống thông gió tòa nhà
  • Hệ thống điện
  • Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
  • Hệ thống xử lý nước thải
  • Hệ thống cảnh báo môi trường
  • Hệ thống an ninh, báo cháy
  • Hệ thống thang máy
  • Hệ thống chiếu sáng…

Việc tích hợp hệ thống BMS mang đến một giải pháp hiện đại, góp phần giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà, đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong toàn nhà được chính xác kịp thời.

Hệ thống quản lý toà nhà cho phép:

  • Can thiệp và tự động điều khiển toàn bộ các hệ thống tiêu thụ năng lượng đến từng vị trí, từng khu vực của toà nhà theo yêu cầu của người quản lý toà nhà và khách hàng sử dụng.
  • Cho phép kết nối các hệ thống kỹ thuật khác nhau như bảo an, báo cháy, thang máy… vào cùng một hệ thống, dễ dàng cho việc kiểm soát toàn bộ mọi hạ tầng kỹ thuật trong toà nhà.
  • Giám sát môi trường không khí, môi trường làm việc trong tòa nha. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong tòa nhà.
  • Cho phép can thiệp và tự động điều khiển toàn bộ các hệ thống cơ-điện của toà nhà theo lịch trình hay trong trường hợp sự cố.
  • Tự động phát các tín hiệu cảnh báo khi có sự cố
  • Kiểm soát tình trạng hoạt động của các thiết bị cơ-điện trong toà nhà như: quạt gió, điều hoà.
  • Quản lý và cung cấp thông tin đầy đủ về điện năng tiêu thụ.
  • Đưa ra các báo cáo định kỳ theo yêu cầu hoạt động, quản lý cơ sở dữ liệu, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.

2. Hệ thống tổng đài (PABX)

PABX (Private Automatic Branch Exchange): bộ chuyển mạch tự động trong đó bao gồm các máy nhánh và các đường trung kế dùng để liên lạc với bên ngoài. Mỗi máy nhánh có 1 số điện thoại riêng dùng để liên lạc với nhau và tổng đài cũng cấp mã số để các máy chiếm đường dây trung kế gọi ra ngoài.

Tổng đài PABX có dung lượng từ 4 số máy nội bộ đến vài trăm số máy nội bộ, sử dụng các đường dây trung kế là các số điện thoại do Bưu điện cung cấp.

Các mô hình tổng đài thường PBX sử dụng ở Việt Nam:

  1. Tổng đài nội bộ trung tâm

Đây là hệ thống tổng đài có nhiều đường line đơn giản, giá thành thấp thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. Tổng đài có thể cung cấp với 3 đến 8 dòng :

  • Là cơ sở liên lạc tốt và cuộc gọi có thể được giữ
  • Cho phép người dùng lựa chọn một luồng hoặc tới bằng cách ấn một nút cụ thể
  • Chuyển cuộc gọi tới một số nhân viên
  • Mô hình này có chi phí thấp nhất so với bất kỳ hệ thống tổng đài nhiều đường thoại khác.

2. Hệ thống tổng đài PBX

Khi doanh nghiệp lớn cần một hệ thống tổng đài chất lượng cung cấp hơn 8 dòng line cùng nhiều phần mở rộng hơn. Một hệ thống tổng đài PBX sẽ là  lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp lớn :

  • Kết hợp được với thiết bị viễn thông khác như máy fax
  • Kết nối được với 8 kênh ISDN và tất các line lên tới 30 kênh.
  • Quy mô xử lý lên tới hàng trăm dây thoại
  • Không cần chuyển đổi bất kỳ, hệ thống sẽ tự động chuyển hướng người gọi tới bộ phận phải hoặc mục tiêu của người phụ trách.
  • Các tính năng tùy chọn tự động viên và kết nối hội nghị

3. Hệ thống lai tổng đài điện thoại với nhiều đường

  • Là một hỗn hợp giữa tổng đài nội bộ truyển thống và tổng đài điện thoại công nghệ VoIP hiện đại.
  • Các cuộc gọi nội bộ vẫn thực hiện như các hệ thống và có thể thực hiện các cuộc gọi qua internet.
  • Cuộc gọi thực hiện qua internet sẽ có chi phí rẻ hơn.

Mô hình kết hợp giữa công nghệ hiện đại và các thiết bị cũ khiến phí triển khai tổng đài giảm đáng kể.

3. Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone)

LAN (viết tắt từ tên tiếng Anh Local Area Network, là khái niệm mạng máy tính nội bộ) là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ như văn phòng, công ty, nhà ở.

Mạng LAN liên kết với những mạng nội bộ khác thông qua đường thuê bao, dịch vụ thuê bao, thông qua mạng Internet sử dụng công nghệ VPN.

Một hình thức khác của LAN có tên gọi là WAN (Wide Area Network), dùng để nối các LAN lại với nhau (thông qua router), WLAN (Wireless LAN) – mạng LAN không dây cũng là hình thức mạng LAN sử dụng thiết bị không dây. Mạng LAN có thể bao gồm máy chủ (server), các thiết bị kết nối tín hiệu (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau. Với hệ điều hành MS-DOS, máy chủ mạng LAN thường sử dụng phần mềm Novell NetWare, hiện nay công nghệ phát triển, Windows NT và Windows for Workgroups xuất hiện đã thay đổi các khái niệm này, tốc độ mạng LAN có thể lên đến 100 Mbps, 1 Gbps hay thậm chí là 10 Gbps.

4. Hệ thống camera giám sát (CCTV)

Một hệ thống CCTV thông thường bao gồm các hệ thống liên kết các camera có thể xem và điều khiển từ một hoặc nhiều trung tâm. Hệ thống đó bao gồm: Một hoặc nhiều camera (mắt camera), Đầu ghi hình (DVR/ NVR), Ổ cứng chứa dữ liệu (HDD), Màn hình, Dây điện, Dây mạng, Dây tín hiệu, Các thiết bị phụ trợ khác, v.v.. được kết nối với nhau.

Hình ảnh mà Hệ Thống Camera giám sát ghi hình liên tục và được truyền tải trực tiếp đến Tivi hay màn hình để quan sát trực tiếp hàng ngày hoặc xem qua mạng internet điện thoại hay máy tính và lưu lại trong HDD bên trong đầu ghi hình có thể lưu trữ một thời gian (Tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ) và có thể phát lại theo thời gian, sự kiện mà ta muốn .

5. Hệ thống âm thanh công cộng (PA)

Hệ thống âm thanh thông báo công cộng có chức năng truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn cấp trong công trình. Ngoài ra, hệ thống này con có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.

Hệ thống Âm thanh công cộng có thể dễ dàng được cài đặt như một hệ thống riêng lẻ hoặc cũng có thể tích hợp với hệ thống CCTV, Điều khiển truy nhập, IBMS hoặc hệ thống báo cháy. Một trong những tính năng linh hoạt của nó là phạm vi sử dụng, từ hệ thống Âm thanh công cộng đơn giản như trong phòng mổ của bác sĩ giải phẫu cho đến hệ thống Âm thanh công cộng phức tạp sử dụng trong các sân bay quốc tế. Hệ thống Âm thanh công cộng có thể sử dụng trong hàng loạt các ứng dụng từ các cửa hàng bán lẻ cho đến các tòa nhà đồ sộ.

6. Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control)

Hệ thống kiểm soát ra vào Access Control hay còn gọi là hệ thống quản lí cửa: là hệ thống kiểm soát ra vào cửa hay lối đi bằng việc xác nhận vân tay, thẻ cảm ứng hay mật khẩu trên thiết bị nhận dạng.

Mỗi thành viên sử dụng hệ thống bắt buộc phải cung cấp ID bằng thẻ hoặc vân tay của bản thân kèm theo mật khầu. Tất cả những lần ra vào cửa sẽ được hệ thống lưu lại trên đầu đọc thẻ( bao gồm lưu: ngày giờ, tình trạng ra vào…) Ưu điểm của hệ thống kiểm soát ra vào Access Control
– Đảm bảo an ninh cho khu vực sử dụng hệ thống.
– Thiết lập, phân quyền hạn ra vào cho từng cá nhân, nhóm người.
– Giảm thiểu công việc cho nhân viên nhân sự vì đã có hệ thống tự động.
– Đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho mọi người.
– Hệ thống kiểm soát ra vào được cài đặt để bảo vệ cũng như chống lại các du khách không mong muốn và mục nhập cho phép người sử dụng nơi có lưu lượng nhân viên thường xuyên.

7. Hệ thống báo cháy (Fire Alarm)

Hệ thống phát hiện và cảnh cáo cháy trong công trình. Đôi khi hệ thống này được tích hợp thêm hệ thống Firemen Intercom. Hệ thống phòng cháy chữa cháy cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Hệ thống có khả năng phát hiện ra dấu hiệu của đám cháy một cách nhanh chóng theo như yêu cầu đã đặt ra.
  • Hệ thống có thể chuyển tín hiệu từ phát hiện đám cháy sang báo hiệu có đám cháy một cách rõ ràng để mọi người có thể kịp thời nhận biết và sơ tản nhanh chóng.
  • Hệ thống đáp ứng được khả năng chống nhiễu tốt. Đặc biệt, trong các không gian làm việc có sự tác động của sóng từ các thiết bị máy tính, di động, máy tính bảng, hệ thống vẫn có thể hoạt động một cách chính xác và hiệu quả nhất.

8. Hệ thống cảnh báo xâm nhập (Intrusion Alarm)

Hệ thống chống đột nhập được thiết kế để tự động phát hiện những đối tượng trộm cắp hay xâm nhập bất hợp pháp nhằm đảm bảo sự an toàn về người và tài sản. Một hệ thống bao gồm nhiều thiết bị được thiết kế và chọn lựa phù hợp với yêu cầu bảo vệ cụ thể. Về nguyên tắc một bộ chống trộm gồm 3 phần chính: các sensor, bộ xử lý trung tâm và các thiết bị cảnh báo.

+ Các sensor chính là các con cảm biến thu thập tín hiệu sau đó đưa về bộ xử lý trung tâm (Có rất nhiều loại sensor như : Sensor khói, sensor từ, sensor nhiệt, sensor hồng ngoại, sensor quang, sensor cơ học, sensor áp suất, sensor âm thanh, sensor điện)

+ Bộ xử lý trung tâm là bộ phần nhận các thông tin từ sensor gửi về sau đó sẽ xử lý, tùy theo người lập trình mà nó có thể đưa ra các phản ứng khác nhau khi nhận tín hiệu. Hầu hết các phản ứng của bộ điều khiển Trung tâm được đưa ra các thiết bị cảnh báo để thông báo tình huống cho người sử dụng.

+ Thiết bị cảnh báo là loa, còi, điện thoại, đèn báo…. Hiện nay các bộ chống trộm hiện đại tích hợp thêm rất nhiều tính năng phụ như: nguồn dự phòng, mật khẩu điều khiển, tắt bật từ xa qua điện thoại, tắt bật hệ thống điện và kết nối tới các hệ thống thông minh khác vvv…

9. Hệ thống quản lý bãi đỗ xe (Car Parking)

Hệ thống giữ xe thông minh hay còn gọi là bãi giữ xe thông minh dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và điện tử tự động. Tự động ghi nhận các thông tin xe vào ra, giúp cho việc kiểm soát xe vào ra một cách nhanh chóng, chính xác giảm thiểu nhân công trong công tác quản lý bãi giữ xe.

Hệ thống giữ xe thông minh tạo sự an toàn tuyệt đối cho người gửi và trông xe. Người giữ xe không phải lo nghĩ trong việc thất lạc, mất thẻ giữ xe như cách thông thường. Kiểm soát xe ra vào bãi đỗ xe một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác Giảm nhân lực, nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống Hệ thống được tích hợp công nghệ và các thiết bị tiên tiến đang được sử dụng trên thế giới như:
+ Công nghệ thẻ không tiếp xúc RFID
+ Công nghệ xử lý, phân tích hình ảnh, nhận dạng biển số
+ Công nghệ tích hợp thiết bị với các phần mềm điều khiển

10. Hệ thống Intercom

Hệ thống Intercom là hệ thống liên lạc nội bộ thông minh, hệ thống quản lý ra vào. Nhìn chung hệ thống intercom gồm có 2 phần chính: Indoor Station và Outdoor Statinon

  • Outdoor Station: được thiết kế để lắp đặt ngoài cửa, khu vực cách ly dành cho khách để liên lạc với bên trong. Thông thường Outdoor Station có tích hợp camera, bàn phím, microphone, nút gọi và các thiết bị đọc dữ liệu khác như: dấu vân tay, đầu đọc thẻ,…
  • Indoor Station: Được thiết kế để lắp đặt bên trong ( phòng, trong nhà,… ), thông thường indoor station là một thiết bị nhận cuộc gọi có chức năng xác nhận và ra lệnh cho phép mở cửa, có thể tích hợp màn hình cảm ứng, micro và loa.

Ứng dụng của hệ thống intercom thường dùng để quản lý ra vào trong các khu nhà cao tầng, khách sạn và các chung cư cao cấp. Khi đó trong hệ thống intercom sẽ có 1 bộ trung tâm đặt tại khu vực tiếp tân hoặc phòng bảo vệ an ninh để xác nhận, cho phép khách hàng ra vào. Đối với biệt thự Village, thì hệ thống intercom sẽ được rút gọn lại thành hệ thống chuông cửa có hình Video Door Phone.

11. Hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và Internet (MATV, CATV, IPTV)

Truyền hình số vệ tinh là hình thức phát sóng kỹ thuật số phổ biến nhất trên thế giới với phạm vi phủ sóng rộng và phát được nhiều kênh chương trình nhờ dải tần số rộng.

Đặc điểm của truyền hình kỹ thuật số vệ tinh là luôn sử dụng chảo parabol để thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh vào thẳng đầu giải mã kỹ thuật số.

Ưu điểm lớn nhất của truyền hình kỹ thuật số vệ tinh: vùng phủ sóng rộng. Vệ tinh Vinasat của Việt Nam có thể phủ sóng toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam (bao gồm cả đất liền và biển đảo) Ngoài ra còn phủ sóng sang cả các nước lân cận. Truyền hình cáp hay là một hệ thống các chương trình truyền hình trả tiền theo thuê bao được truyền qua tín hiệu tần số vô tuyến (RF) được truyền tải qua cáp đồng trục hoặc cáp quang. Điều này trái ngược với truyền hình mặt đất truyền thống, trong đó tín hiệu truyền hình được truyền qua không khí bằng sóng vô tuyến và nhận tín hiệu bằng ăng-ten truyền hình đi kèm với TV. Các chương trình FM radio, Internet tốc độ cao, dịch vụ điện thoại, và các dịch vụ phi truyền hình tương tự cũng có thể được cung cấp thông qua các loại cáp trên.

12. Hệ thống tích hợp âm thanh, hình ảnh AV (Audio video Visual):

Hệ thống tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buối thuyết minh, trình chiếu…

Hệ thống audio/video gọi tắt là AV được sử dụng trong các phòng hay hội trường để trình chiếu hình ảnh hội họp có kết hợp với hệ thống âm thanh. Với các phòng họp lớn (BALL ROOM)hệ thống AV còn tích hợp thêm khả năng điều khiển các thiết bị trong phòng như: lighting, màn chiếu và máy chiếu, phông màn…

Hệ thống gồm có 1 trung tam là bộ chuyển mạch hình ảnh (video matrix). Tùy từng nhu cầu có các loại matrix từ 4×4/6×6/8×8 ngõ vào và ngõ ra video/audio. Khả năng mở rộng lên tới 128×128 ngõ Bộ chuyển mạch này cũng có nhiều loại ngõ giao tiếp như: BNC, RGB, Component, VGA, SDI hay HDMI… đề cho chất lượng hình ảnh tốt nhất.

13. Hệ thống Hội nghị truyền hình (Teleconferencing)

Hội nghị truyền hình (tiếng Anh: Video Conferencing) là hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền mạng Internet, WAN hay LAN, để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp; Thiết bị này cho phép hai hoặc nhiều địa điểm cùng đồng thời liên lạc hai chiều thông qua video và truyền âm thanh.

Hội nghị truyền hình là một bước phát triển đột phá của công nghệ thông tin, nó cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ những quốc gia khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi như đang họp trong cùng một hội trường.

Công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong hội họp và hội thảo. Ngoài ra, Hội nghị truyền hình còn được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục đào tạo(elearning), an ninh quốc phòng, y tế và chăm sóc sức khỏe.

14. Hệ thống âm thanh hội nghị và hội thảo

Một hệ thống âm thanh hội thảo, hội nghị gồm nhiều thiết bị khác nhau như: loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, hệ thống phiên dịch, hệ thống phân phối ngôn ngữ hồng ngoại, hệ thống bỏ phiếu… Tùy thuộc vào mục đích, nội dung của hội thảo mà có thể có thêm hoặc bớt các thiết bị khác. Tuy nhiên, có những thiết bị cơ bản mà hệ thống âm thanh hội thảo nào cũng cần phải có đó là loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm. Lợi ích của hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo:
+ Hệ thống âm thanh hội thảo, hội nghị mang lại sự chuyên nghiệp và hiệu quả cho những buổi hội thảo, hội nghị.
+ Giúp việc thuyết trình trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, mang lại sự thoải mái cho người thuyết trình, từ đó giúp thu hút người nghe hơn.
+ Mang lại sự thoải mái, tiện nghi cho những người tham gia hội nghị, góp phần tạo nên sự thành công của buổi hội thảo, hội nghị

15. Hệ thống camera giám sát giao thông

Hệ thống camera giám sát giao thông ứng dụng cho giám sát tình trạng tại các nút giao thông, tình trạng hệ thống đèn điều khiển giao thông. Ứng dụng kiểm soát tốc độ, hay các trường hợp vi phạm giao thông. Những hệ thống này đã trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ cho lực lượng công an giao thông.

Camera giao thông được nối với các sợi dây quang chôn (ngầm dưới đất) hay thậm chí được đặt ngay dưới đường. Hoạt động của thiết bị này được nối trực tiếp với một trung tâm kiểm tra truyền tải hình ảnh tại đó và có thể liên lạc trực tuyến để xử lý những vụ tai nạn, gây rối hay biến cố khi cần. Trung tâm có thể quan sát mọi hoạt động giao thông qua một bảng điện tử ngay vài phút sau đó, cũng như sự phân luồng giao thông trên các tuyến đường. Camera giao thông là một thiết bị quan trọng nhất của hầu hết các hệ thống vận tải thông minh. Nó có vai trò đặc biệt trong các đường hầm. Còn trên mặt đường, nó được đặt trên các cột cao, đôi khi được đặt bên cạnh các cột đèn giao thông. Ở những con đường chính, nó thường được đặt lên trên các cột đèn giao thông, nơi có các điểm giao nhau và là nơi thường xảy ra các vụ tai nạn cũng như là vi phạm nhất.

16. Hệ thống nhà ở thông minh (Smart Home)

Nhà thông minh (Smart Home) hoặc hệ thống nhà thông minh là một ngôi nhà/căn hộ được trang bị hệ thống tự động tiên tiến dành cho điều khiển đèn chiếu sáng, nhiệt độ, truyền thông đa phương tiện, an ninh, rèm cửa, cửa và nhiều tính năng khác nhằm mang lại cho chủ nhân ngôi nhà cuộc sống ngày càng thoải mái, tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và tiết kiệm năng lượng.

Các giải pháp Smart Home bao gồm:
+ Hệ thống chiếu sáng thông minh
+ Hệ thống cảnh báo an ninh
+ Hệ thống giám sát môi trường
+ Hệ thống giải trí đa phương tiện và nhiều tiện ích khác…

Thông tin chi tiết và tư vấn mua hàng xin liên hệ:
Phòng Sales: 0901866679
Email: Contact@bakco.com.vn